QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG TÁC KHUYẾN CÔNG

Căn cứ Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2013 của Bộ Công Thương về việc Quy định về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia. Căn cứ Quyết định số 71/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công địa phương tỉnh Bình Thuận. Trung tâm Khuyến công Bình Thuận xây dựng quy trình tiếp nhận và giải quyết công tác khuyến công như sau: I. ĐỐI VỚI KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG - Bước 1: Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn) có nhu cầu hỗ trợ kinh phí khuyến công lập đề án theo mẫu quy định do Trung tâm Khuyến công hướng dẫn và có công văn gửi Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế &amp Hạ tầng tại địa phương đề nghị hỗ trợ kinh phí từ chương trình khuyến công. Thời gian gửi Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế &amp Hạ tầng trước ngày 30 tháng 8 hàng năm, bao gồm 03 bộ hồ sơ như sau: + Văn bản đề nghị của cơ sở công nghiệp nông thôn (đơn vị thực hiện đề án) + Đề án khuyến công được lập theo mẫu quy định tại Điều 8 của Quyết định số 71/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận. - Bước 2: Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế &amp Hạ tầng tại các địa phương thẩm tra cấp cơ sở các đề án khuyến công có đúng nhu cầu thực sự, đúng đối tượng, nội dung và phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương, tổng hợp các đề án, lập thành kế hoạch theo biểu mẫu và tham mưu cho UBND cấp huyện tờ trình đăng ký đề án khuyến công địa phương gửi về Sở Công Thương (thông qua Trung tâm Khuyến công) trước ngày 15 tháng 9 hàng năm, bao gồm 02 bộ hồ sơ, bao gồm: + Tờ trình đăng ký đề án khuyến công địa phương + Các đề án khuyến công địa phương. - Bước 3: Sau khi nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp huyện, Trung tâm Khuyến công chủ trì phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp – Sở Công Thương, Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế &amp Hạ tầng tổ chức thẩm tra thực tế tại cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký đề án khuyến công và tổng hợp, đề xuất các đề án đủ điều kiện lập tờ trình gửi Sở Công Thương thẩm định. - Bước 4: Sau khi nhận được các đề án do Trung tâm Khuyến công tổng hợp trình, Sở Công Thương chủ trì tiến hành thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định, Trung tâm Khuyến công tham mưu cho Sở Công Thương tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các đề án cho năm tới. Căn cứ kết quả phê duyệt, Trung tâm Khuyến công tham mưu Sở Công Thương phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh phân khai kinh phí. Khi có dự toán kinh phí và danh mục đề án UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương phê duyệt dự toán kinh phí từng đề án để tổ chức thực hiện. - Bước 5: Sau khi có Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí của từng đề án của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công sẽ thông báo cho các địa phương, cơ sở công nghiệp nông thôn biết và ký kết hợp đồng với cơ sở công nghiệp nông thôn triển khai thực hiện đề án khuyến công theo nội dung được phê duyệt. II. ĐỐI VỚI KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA - Bước 1: Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn) có nhu cầu liên hệ với Trung tâm Khuyến công hoặc Phòng Kinh tế/Kinh tế &amp Hạ tầng tại các địa phương để được hướng dẫn và có công văn đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công. - Bước 2: Sau khi nhận được công văn đề nghị kinh phí hỗ trợ khuyến công, Trung tâm Khuyến công phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp – Sở Công Thương, Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế &amp Hạ tầng tổ chức thẩm tra thực tế tại cơ sở và dựa trên kết quả thẩm tra thực tế như: dự án có tổng vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến, mô hình sản xuất sản phẩm mới,… phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh và điều kiện về sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia. Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến công phối hợp với cơ sở công nghiệp nông thôn lập đề án khuyến công quốc gia trình Sở Công Thương xem xét thẩm định cấp cơ sở. Thời gian gửi hồ sơ kế hoạch khuyến công quốc gia của các đơn vị đăng ký với Sở Công Thương trước ngày 20 tháng 5 hàng năm, bao gồm 03 bộ hồ sơ để thẩm định cấp cơ sở, bao gồm: + Công văn đề nghị của cơ sở công nghiệp nông thôn (đơn vị thụ hưởng) + Đề án khuyến công được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2013 của Bộ Công Thương. - Bước 3: Sau khi có kết quả thẩm định của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công tổng hợp các đề án được Sở Công Thương thẩm định thống nhất tham mưu cho Sở lập thành kế hoạch khuyến công quốc gia gửi gửi Cục Công nghiệp địa phương thẩm định đồng thời gửi UBND tỉnh báo cáo. Thời gian hồ sơ của Sở Công Thương gửi về Cục Công nghiệp địa phương trước ngày 15 tháng 6 hàng năm. - Bước 4: Sau khi có Quyết định phê giao kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia của Bộ Công Thương, Trung tâm Khuyến công sẽ thông báo cho các địa phương, cơ sở công nghiệp nông thôn biết. Trung tâm sẽ ký kết hợp đồng với đơn vị thụ hưởng triển khai thực hiện đề án khuyến công theo nội dung được phê duyệt sau khi Cục Công nghiệp địa phương ký kết hợp đồng thực hiện đề án với Trung tâm Khuyến công. GHI CHÚ: 1. CÁC ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG ĐƯỢC ƯU TIÊN - Về địa bàn: + Ưu tiên địa bàn các xã nghèo, xã vùng cao, huyện đảo Phú Quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số + Địa bàn các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới + Ưu tiên các chương trình, đề án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật. - Về ngành nghề: + Các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn công nghiệp hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp + Các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu sản phẩm công nghiệp lợi thế và sản phẩm công nghiệp phục vụ sản phẩm lợi thế của tỉnh + Các sản phẩm thuộc các chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo danh mục được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt + Sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động + Các sản phẩm công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản. 2. HỒ SƠ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG GỬI VỀ TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG KHÔNG ĐẦY ĐỦ, KHÔNG ĐÚNG THỜI GIAN HOẶC KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH TRÊN SẼ KHÔNG ĐƯỢC XEM XÉT HỖ TRỢ.

Xem chi tiết

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN CÓ THU

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN CÓ THU I. Quy trình chung - Đối với các hoạt động tư vấn xây dựng có thu phí, Trung tâm Khuyến công phải có đơn nhận thầu tư vấn gửi Chủ đầu tư. Sau khi có Quyết định chỉ định thầu của Chủ đầu tư thì tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng tư vấn. Căn cứ để xác định giá hợp đồng tư vấn dựa theo “Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình” kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng - Phòng Tư vấn trực tiếp nhận và giao trả hồ sơ tư vấn tham mưu cho Giám đốc đơn nhận thầu tư vấn, thương thảo hoàn thiện hợp đồng, hợp đồng và các loại văn bản tư vấn liên quan thực hiện Hợp đồng đã ký kiểm tra và trình Giám đốc ký duyệt hồ sơ thực hiện nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng. Giám đốc Trung tâm Khuyến công là người trực tiếp ký Thương thảo hoàn thiện hợp đồng ký kết Hợp đồng ký các hồ sơ tư vấn, các loại biên bản, thanh lý và các phụ lục thanh toán - Ngoài chữ ký kiểm tra của Trưởng phòng Tư vấn, các hồ sơ thanh toán phải có chữ ký kiểm tra của phụ trách kế toán của Trung tâm. Ngay sau khi phòng Tư vấn giao hồ sơ thanh toán hoàn chỉnh (Thương thảo hoàn thiện hợp đồng, hợp đồng, các biên bản nghiệm thu, thanh lý và các phụ lục thanh toán), phụ trách kế toán của Trung tâm có trách nhiệm xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho Chủ đầu tư - Tài khoản của Trung tâm: 062.100.3805506 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bình Thuận phục vụ cho công tác tư vấn. Phụ trách kế toán của Trung tâm có trách nhiệm theo dõi thường xuyên tài khoản này, hàng tháng báo cáo số tiền luân chuyển trong tài khoản ở cuộc họp giao ban, báo cáo tài chính theo yêu cầu, phục vụ công khai tài chính. - Bộ hồ sơ thanh toán gốc (một bộ) do phụ trách kế toán của Trung tâm lưu giữ. Phụ trách kế toán của Trung tâm có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ thanh toán này cho các tổ chức thanh tra, kiểm tra và lãnh đạo khi được yêu cầu. II. Cụ thể của từng loại hình dịch vụ tư vấn: 1. Lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán xây dựng công trình: a. Yêu cầu về hồ sơ: - Các loại văn bản cho phép chủ trương thực hiện của cấp có thẩm quyền (đối với bước lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật) - Hồ sơ quy hoạch, dự án và quyết định phê duyệt quy hoạch, dự án (nếu công trình đã xong bước lập quy hoạch, dự án). b. Thời gian thực hiện: thời gian hoàn thành công việc phụ thuộc vào khối lượng, độ khó, dễ của công trình và sự thoả thuận của hai bên trong hợp đồng. 2. Thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán công trình: a. Yêu cầu về hồ sơ: - Hồ sơ thiết kế, dự toán: ít nhất 2 bộ (1 bộ Trung tâm lưu) - Hồ sơ dự án và quyết định phê duyệt dự án (nếu công trình đã lập dự án). b. Thời gian thẩm tra: 07 ngày làm việc. 3. Tư vấn giám sát thi công: a. Yêu cầu về hồ sơ: - Hồ sơ công trình và các quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế thi công, dự toán xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền - Kết quả thẩm định (thẩm tra) hồ sơ thiết kế thi công, dự toán. - Hồ sơ dự thầu của đơn vị trúng thầu. b. Thời gian thực hiện: thời gian hoàn thành theo tiến độ của nhà thầu thi công và thoả thuận của hai bên trong hợp đồng. 4. Tư vấn đấu thầu: a. Yêu cầu về hồ sơ: - Hồ sơ công trình và các quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế thi công, dự toán xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền - Kết quả thẩm định (thẩm tra) hồ sơ thiết kế thi công, dự toán. - Quyết định phê duyệt kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế thi công, dự toán. b. Thời gian thực hiện: thời gian hoàn thành theo thoả thuận của hai bên trong hợp đồng./.

Xem chi tiết